Tóm tắt
Bài viết phân tích và trình bày các nội dung quản lý nhà nước về hoạt động công chứng quản lý chất lượng cung cấp dịch vụ công về công chúng từ Nhà nước. Từ đây, Nhà được nâng cao vai trò phòng ngừa tranh chấp trong hợp đồng, giao dịch thông qua một trong những hoạt động của các công chứng viên hoạt động tại các tổ chức hành nghề công chứng.
Từ khóa: Quản lý nhà nước về công chứng. Giám sát; Kiểm tra; Hoạt động sống cùng Công chứng viên.
Abstract:
The article analyzes and presents the details of governmental administration concerning warial services, the aim of which is to control the quality of notarial public services. Accordingly, the Government promotes the function of conflict prevention via one of the services provided by notaries working at notarial organizations
Keywords: Sstate management of notarization: Supervision, Examination; Notarial ates; Notary.
Chức năng của Nhà nước là tổ chức và cung cấp dịch vụ công trong đó bao gồm dịch vụ ứng chúng, cho mục đích phòng ngừa tranh chấp khi các bên tham gia các quan hệ hợp đồng bài dịch, đặc biệt trong lĩnh vực bất động sản, những giao dịch có giá trị lớn, ảnh hưởng đến đời sống của người dân, gia đình và xã hội. Nhà nước tổ chức, quản lý giao dịch hướng các bên tuân thủ đúng quy định pháp luật, cung cấp các phương thức minh bạch thị trường và cho mục tiêu quản lý nhà nước.
Tại địa phương, Sở Tư pháp là cơ quan tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố tổ chức triển khai thực hiện Luật Công chứng trên địa bàn Thành phố; Đồng thời Sở Tư pháp cũng đã chủ động nghiên cứu và thực hiện nhiều giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động công chứng trên địa bàn Thành phố.
Hiện nay, Thành phố Hồ Chí Minh có 117 tổ chức hành nghề công chứng (trong đó có 7 Phòng Công chứng và 110 Văn phòng công chứng) với 494 Công chứng viên đang hành nghề (trong đó có 65 Công chứng viên hành nghề tại các Phòng Công chứng và 429 Công chứng viên hành nghề tại các Văn phòng công chứng). Qua thống kê số liệu từ ngày 01 tháng 01 năm 2015 đến 31 tháng 12 năm 2022 thì các tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn Thành phố đã thực hiện việc công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch, nhận lưu giữ di chúc, cấp bản sao văn bản công chúng đối với 10.326.757 vụ việc với tổng số phi công chứng thu được là 3.477,112.868.000 đồng; tổng số thù lao công chứng và chi phí khác thu được 628.923.944.000 đồng; đã thực hiện được 33.475.823 việc chứng thực chữ ký, chứng thực bản sao từ bản chính với tổng số phí chứng thực thu được là 696.555.047.000 đồng; tổng số tiền nộp vào ngân sách Nhà nước là 745.990.849.000 đồng. Những nội dung chính về quản lý Nhà nước trong lĩnh vực công chứng gồm:
I. Công tác quản lý nhà nước về công chứng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh \
1. Công tác xây dựng tuyên truyền, phổ biến pháp luật về công chứng, chính sách phát triển nghề công chúng
Sau khi Luật Công chứng năm 2014 được ban hành, Sở Tư pháp đã chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện nhiều biện pháp để tuyên truyền, phổ biến pháp luật về công chứng, tập huấn những quy định mới về công chứng cho cán bộ, công chức, viên chức, công chứng viên, tổ chức hành nghề công chứng và các cơ quan, tổ chức có liên quan; kịp thời theo dõi, hướng dẫn hoặc báo cáo Bộ Tư pháp, Ủy ban nhân dân Thành phố giải quyết vướng mắc liên quan đến hoạt động công chứng.
Đối với công tác chứng thực, Sở Tư pháp đã tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố triển khai thực hiện và tổ chức hội nghị quán triệt, tập huấn Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch và các văn bản hướng dẫn thi hành cho công chứng viên, cán bộ trực tiếp làm công tác chứng thực tại quận, huyện, xã, phường, thị trấn của Thành phố.
Ngoài ra, Sở Tư pháp đã trình Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành các văn bản triển khai thực hiện Luật Công chứng trên địa bàn Thành phố như: Quyết định số 08/2016/QĐ- UBND ngày 21 tháng 3 năm 2016 quy định mức trần thù lao công chứng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh; Các Quyết định về công bố thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Tư pháp được chuẩn hóa tại Thành phố Hồ Chí Minh, Quyết định số 1198/QĐ- UBND ngày 29 tháng 3 năm 2018 về ban hành Quy chế cung cấp thông tin, khai thác, sử dụng, quản lý cơ sở dữ liệu công chứng điện tử tại Thành phố Hồ Chí Minh… Đồng thời, kịp thời triển khai các văn bản của Bộ Tư pháp về hướng dẫn nghiệp vụ đến các cơ quan, đơn vị các tổ chức hành nghề công chứng thực hiện.
Sở Tư pháp đã ban hành Quyết định số 613/QĐ-STP ngày 03 tháng 11 năm 2017 về quy trình thực hiện kết hợp các thủ tục hành chính trong lĩnh vực luật sư, thừa phát lại, công chứng quản lý thanh lý tài sản với thủ tục cấp phiếu lý lịch tư pháp tại Sở Tư pháp Thành phố Hồ Chí Minh, trong đó, có thủ tục đề nghị bổ nhiệm công chứng viên và cấp phiếu lý lịch tư pháp: thủ tục đề nghị bổ nhiệm lại công chứng viên và cấp phiếu lý lịch tư pháp.
Như vậy có thể thấy, trong công tác quản lý, ngoài việc đảm bảo thực hiện đúng, đầy đủ các quy định pháp luật về công chứng, Sở Tư pháp thường xuyên nghiên cứu, đề xuất, đưa ra các cơ chế, chính sách đảm bảo thuận tiện cho người dân, góp phần vào việc đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
2. Việc thực hiện các biện pháp phát triển tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Quy hoạch tổng thể phát triển tổ chức hành nghề công chứng đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ ban bành kèm theo Quyết định số 2104/QĐ-TTg ngày 29 tháng 12 năm 2012. Trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển tổ chức hành nghề công chứng đã được Thủ tướng phê duyệt, Ủy ban nhân dân Thành phố đã ban hành Quyết định số 3121/QĐ-UBND ngày 15 tháng 6 năm 2012 về Đề án quy hoạch phát triển tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 (sửa đổi, bổ sung tại Quyết định số 2869/QĐ- UBND ngày 12 tháng 6 năm 2015); theo đó, mục tiêu đến năm 2020 trên địa bản Thành phố sẽ có 110 tổ chức hành nghề công chứng.
Sau khi quy hoạch bị bãi bỏ, trên cơ sở Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 11 Luật có liên quan đến quy hoạch, Sở Tư pháp đã tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Quyết định số 13/2021/QĐ-UBND ngày 18 tháng 5 năm 2021 quy định về tiêu chí xét duyệt hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng công chứng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, góp phần đảm bảo chất lượng hoạt động hành nghề công chứng của các Văn phòng công chứng sau khi được cho phép thành lập. Từ khi thực hiện Luật Công chứng năm 2006 đến nay, Thành phố Hồ Chí Minh chưa có trường hợp Văn phòng công chứng thực hiện hợp nhất, sáp nhập, chấm dứt hoạt động.
Việc tiếp nhận hồ sơ thành lập Văn phòng công chứng tại Sở Tư pháp được thực hiện công khai, minh bạch, theo trình tự quy định. Nhìn chung, mạng lưới tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay được phân bố đều khắp các địa bàn quận, huyện, thành phố Thủ Đức, hạn chế tình trạng tập trung đông các tổ chức hành nghề công chứng để phục vụ nhu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân tốt hơn.
Ngoài ra, Sở Tư pháp đã tiếp nhận và giải quyết hơn 3.100 hồ sơ về thủ tục hành chính khác trong lĩnh vực công chứng. Trong đó, hồ sơ đề nghị bổ nhiệm công chứng viên được Sở Tư pháp quan tâm để đảm bảo đội ngũ công chứng viên là những người có đủ tiêu chuẩn về chính trị, đạo đức, chuyên môn nghiệp vụ, có tâm huyết đối với công việc. Nhìn chung, công các tiếp nhận hồ sơ, thực hiện các thủ tục đề nghị bổ nhiệm công chứng viên được Sở Tư pháp thực hiện rất chặt chẽ, rà soát kỹ tiêu chuẩn bổ nhiệm theo quy định pháp luật.
3. Việc duy trì hoạt động của Phòng Công chứng, bảo đảm cơ sở vật chất và phương tiện làm việc cho các tổ chức hành nghề công chứng
Thành phố Hồ Chí Minh có 07 Phòng Công chứng với 198 viên chức, người lao động trong đó có 65 công chứng viên; cơ sở vật chất và phương tiện làm việc được đảm bảo căn cứ Quyết định số 2070 QĐ- TTg ngày 08 tháng 12 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phủ duyệt quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý nhà nước của ngành tư pháp đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 thì Thành phố tiếp tục duy trì hoạt động của 07 Phòng Công chứng, giữ vai trò chủ đạo trong cung cấp dịch vụ công chứng.
Đối với các Văn phòng công chứng. Sở Tư pháp đã tổ chức kiểm tra việc bố trí cơ sở vật chất và phương tiện làm việc đáp ứng yêu cầu của hoạt động công chứng theo Tiêu chí thành lập do Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành. Nhìn chung, tất cả các tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn Thành phố đều đảm bảo việc bố trí cơ sở vật chất và phương tiện làm việc để phục vụ cá nhân, tổ chức có nhu cầu công chứng tốt nhất.
4. Công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo về công chứng
Kiểm tra, thanh tra là công cụ quan trọng trong hoạt động quản lý nhà nước về công chứng, qua công tác thanh tra, kiểm tra đã góp phần nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước, kịp thời chân chính những thiếu sót, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, rút kinh nghiệm về chuyên môn nghiệp vụ trong hoạt động công chứng. Bên cạnh đó, công tác thanh tra, kiểm tra cũng đã góp phần tạo sự chuyển biến về nhận thức và tăng cường ý thức tuân thủ pháp luật của các công chứng viên, tổ chức hành nghề công chứng.
Qua thống kê, từ ngày 01 tháng 01 năm 2015 đến ngày 31 tháng 12 năm 2022. Sở Tư pháp đã tổ chức thanh tra, kiểm tra 117 tổ chức hành nghề công chứng, ban hành 30 quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức hành nghề công chứng, công chứng viên và người yêu cầu công chứng tương ứng số tiền xử phạt là gần 400.000.000 đồng. Công tác xử lý ẩm thực, giải quyết khiếu nại, tố cáo được Sở Tư pháp phân loại để xử lý theo quy định pháp luật.
Ngoài ra, công tác phối hợp với Bộ Tư pháp trong công tác kiểm tra, thanh tra, phối hợp với Ban Pháp chế Hội đồng nhân dân Thành phố tổ chức khảo sát tình hình tổ chức và hoạt động công chứng trên địa bàn Thành phố được Sở Tư pháp thực hiện nghiêm túc, hiệu quả.
5. Việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật Công chứng a) Về tổ chức xã hội – nghề nghiệp của công chứng viên
Với đặc điểm của địa phương có số lượng công chứng viên hành nghề nhiều so với cả nước, Sở Tư pháp đã tham mưu Uỷ ban nhân dân Thành phố quyết định thành Hội Công chứng Thành phố Hồ Chí Minh (nay là Hội Công chứng viên Thành phố Hồ Chí Minh) vào ngày 09 tháng 4 năm 2012. Đến ngày 09 tháng 01 năm 2022, được sự cho phép của Ủy ban nhân dân Thành phố, Hội Công chứng viên Thành phố đã tổ chức thành công Đại hội Hội Công chứng viên Thành phố nhiệm kỳ 2021 – 2014.
Từ khi thành lập, Hội Công chứng viên Thành phố với tư cách là đại diện của Việt Nam trong Liên minh Công chúng quốc tế (UINL) đã thể hiện tính chủ động tích cực tham gia các tự động hợp tác quốc tế, phát huy vai trò tự quản đối với hoạt động của Hội và Hội viên; triển khai hiệu quả hầu hết các nhiệm vụ theo quy định của Điều lệ Hội. Sở Tư pháp đã phối hợp với Hội Công chứng viên Thành phố ban hành Quy chế liên tịch số 98 QĐLT-STP-HCCV ngày 10 tháng 3 năm 2016 để tăng cường công tác quản lý hoạt động hành nghề công chứng năm địa bàn Thành phố.
Bên cạnh đó, Sở Tư pháp thường xuyên làm việc với Hội Công chứng viên Thành phố sẽ trao đổi về tổ chức, hoạt động, kịp thời nắm bắt các khó khăn, vướng mắc để xem xét giải quyết, đề ra phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện trong thời gian tới.
b) Về bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng viên
Hiện nay, việc bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng trên địa bàn Thành phố do Hội Công chứng viên Thành phố chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp thực hiện. Từ năm 2015 đến nay, Sở Tư pháp đã tổ chức cho hơn 3.500 lượt công chứng viên, nhân viên nghiệp vụ của các tổ chức hành nghề công chứng tham dự bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng tại Thành phố.
Nhìn chung, việc bồi dưỡng đã kịp thời cập nhật, bổ sung quy định mới của pháp luật khó khăn, vướng mắc, giải pháp từ thực tiễn, qua đó học hỏi được nhiều kỹ năng và kinh nghiệm quan đến hoạt động công chứng, tạo diễn đàn để công chứng viên trao đổi về những vấn hiểm trong công việc chuyên môn và quản trị điều hành đơn vị
c) Nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với tổ chức và hoạt động công chứng
Nhìn chung hiện nay, hệ thống chính sách, pháp luật, chiến lược phát triển nghề công chung trên địa bàn Thành phố cơ bản đã đầy đủ và hoàn thiện; công tác quản lý nhà nước về công chứng tại Thành phố đáp ứng yêu cầu của Trung ương. Thành ủy, Ủy ban nhân dân Thành phố.
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của Thành phố, Sở Tư pháp tham mưu Ủy ban nhân dân trong địa bàn; trong đó, tập trung tham mưu các nhóm giải pháp như: Hoàn thiện thể chế về công chứng. Tăng cường công tác tuyên truyền, quán triệt, phổ biến quy định pháp luật về – phố Hồ Chí Minh ban hành Đề án Tăng cường quản lý nhà nước trong hoạt động công chứng. Thực hiện hiệu quả công tác bổ nhiệm, miễn nhiệm công chứng viên, thành lập đăng ký hoạt động Văn phòng công chứng và các thủ tục hình chính khác về công chứng; Tăng cường công tác bồi dưỡng nghiệp vụ cho công chứng viên và đội ngũ thư ký nghiệp vụ; Tăng cường công tác phối hợp quản lý nhà nước về công chứng; Đẩy mạnh ứng dụng tổng nghệ thông tin trong hoạt động công chứng, Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra; Tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện đề án và tuyên dương, khen thưởng. Hiện nay, các sở, ban, ngành Thành phố, địa phương và các tổ chức hành nghề công chứng đang triển khai thực hiện Đề án nêu trên.
d) Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động công chứng, đáp ứng yêu cầu của việc xây dựng Chính phủ điện tử và cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Tại Thành phố Hồ Chí Minh, từ năm 2007, để thực hiện quy định về xóa địa hạt công chứng theo quy định của Luật Công chứng năm 2006, Thành phố đã xây dựng Chương trình thông tin ngăn chặn. Bên cạnh đó, từ năm 2010, để tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động công chứng và giúp nâng cao chất lượng công chứng phục vụ người dân, Sở Tư pháp đã xây dựng Phần mềm quản lý hồ sơ công chứng. Hiện nay, hai phần mềm trên đã được sử dụng tại tất cả tổ chức hành nghề công chứng của Thành phố và giao cho Trung tâm Thông tin và Tư vấn công chứng Thành phố Hồ Chí Minh quản lý, khai thác và sử dụng.
Sở Tư pháp đã tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Quyết định số 1198/QĐ-UBND ngày 29/3/2018 về Quy chế cung cấp thông tin, khai thác, sử dụng, quản lý cơ sở dữ liệu công chứng điện tử tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hằng năm, Sở Tư pháp chỉ đạo Trung tâm Thông tin và Tư vấn công chứng thường xuyên rà soát, phối hợp với Hội Công chứng viên Thành phố tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu công chứng điện tử tại Thành phố Hồ Chí Minh đạt hiệu quả.
Sở Tư pháp đã chủ động phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường. Sở Thông tin và Truyền thông ký kết Kế hoạch liên tịch số 5104/KHLT-STP-STNMT-STTTT về kết nối, chia sẻ cơ sở dữ liệu công chứng và cơ sở dữ liệu địa chính để hoàn thiện cơ sở dữ liệu về công chứng và đất đai góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động công chứng tại Thành phố. Hiện nay, Sở Tư pháp, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Thông tin và Truyền thông đang hoàn thiện công cụ kết nối và thực hiện thí điểm tại một số tổ chức hành nghề công chứng và Văn phòng đăng ký đất đai, dự kiến cho phép triển khai thực hiện chính thức trên địa bàn Thành phố vào cuối năm 2023.
Nhìn chung, trong thời gian qua, Sở Tư pháp đã triển khai đồng bộ các giải pháp tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân Thành phố thực hiện tốt chủ trương xã hội hóa hoạt động công chứng thông qua việc thành lập các Văn phòng công chứng gắn với địa bàn dân cư theo tiêu chí chặt chẽ, quy trình công khai, minh bạch để phục vụ kịp thời nhu cầu công chứng của cá nhân, tổ chức. Việc Hội Công chứng viên Thành phố được thành lập, đi vào hoạt động đã bồ trợ cho công tác quản lý công chứng được thuận lợi. Công tác thanh tra, kiểm tra các tổ chức hành nghề công chứng được tăng cường góp phần nắm tình hình, tổ chức hoạt động, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, xử lý nghiêm hành vi vi phạm (nếu có); qua đó, bảo đảm an toàn pháp lý cho hợp đồng, giao dịch (nói chung) và các giao dịch bất động sản (nói riêng) trên địa bản Thành phố Hồ Chí Minh.
II Một số giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước về công chứng
Để đảm bảo an toàn pháp lý đối với hợp đồng, giao dịch của cá nhân, tổ chức (nói chung) và an pháp lý trong giao dịch bất động sản (nói riêng), với góc độ là cơ quan quản lý nhà nước, Sở Tư pháp nhận thấy trong thời gian tới cần tập trung thực hiện tốt các giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước trong hoạt động công chứng, cụ thể như sau”
- Tiếp tục tham gia góp ý hoàn thiện pháp luật về công chứng đối với điều kiện bổ nhiệm công chứng viên, điều kiện hành nghề công chứng viên
Công chứng viên là người có đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 8 Luật Công chứng năm 2014, được Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm để hành nghề công chứng; cung cấp dịch vụ công do Nhà nước ủy nhiệm thực hiện nhằm bảo đảm an toàn pháp lý cho các bên tham gia hợp đồng, giao dịch; phòng ngừa tranh chấp; góp phần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức; ổn định và phát triển kinh tế – xã hội.
Do đó, bên cạnh việc đáp ứng những tiêu chuẩn, điều kiện chặt chẽ thì cá nhân phải tham gia học tập nghiệp vụ công chứng, tập sự hành nghề công chứng và tham dự kỳ kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng do Bộ Tư pháp chủ trì tổ chức trước khi được xem xét bổ nhiệm; hằng năm, công chứng viên phải tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng theo quy ánh pháp luật.
Để góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ công chứng viên trong thời gian tới, Sở Tư Pháp kiến nghị Bộ Tư pháp xem xét sửa đổi, bổ sung Luật Công chứng hiện nay theo hướng :
– Hạn chế việc mở rộng thêm đối tượng được miễn đào tạo, miễn tập sự hành nghề công chứng và tăng thời gian đào tạo nghề công chứng, bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng hằng năm. Qua đó, góp phần chuẩn hóa đội ngũ công chứng viên ngay từ giai đoạn đầu trước khi bổ nhiệm, hạn chế tình trạng chất lượng công chứng viên chưa đồng đều.
– Bổ sung quy định công chứng viên khi đến độ tuổi nhất định (ví dụ từ 60 tuổi trở lên) nếu muốn tiếp tục hành nghề thì hàng năm phải có giấy khám sức khỏe đủ điều kiện để làm việc và bổ sung quy định về cơ chế giám sát việc hành nghề công chúng của các công chứng viên có tuổi cao (trên 60 tuổi).
2. Tăng cường công tác tuyên truyền, quán triệt, phổ biến quy định pháp luật về công chứng
Tại Nghị quyết số 172/2020 NQ-CP ngày 19 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ về chính sách phát triển nghề công chứng đã đề ra yêu cầu: “Đẩy mạnh việc tuyên truyền nâng cao nhận thức của công dân, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp về vị trí, vai trò của hoạt động công chứng”. Với mục đích phục vụ người yêu cầu công chứng, giám sát việc tuân thủ, chấp hành nghiêm pháp luật trong hoạt động công chứng thì việc nâng cao nhận thức, các cá nhân, tổ chức hiểu rõ hơn về quyền, nghĩa vụ trong việc thực hiện các hợp đồng, giao dịch có công chứng; hiểu đúng, hiểu đủ về chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức hành nghề công chứng và công chứng viên, hiểu rõ giá trị pháp lý của hợp đồng, giao dịch được công chứng viên chứng nhận. Theo đó, Sở Tư pháp tiếp tục tổ chức tuyên truyền, phổ biến rộng rãi Luật Công chứng năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành thông qua các giải pháp thiết thực sau:
– Phát huy vai trò của Hội đồng phổ biến, giáo dục pháp luật Thành phố (Sở Tư pháp là thưởng trực Hội đồng) và quận, huyện, thành phố Thủ Đức để xây dựng các tử rơi, tờ gấp, tải liệu tuyên truyền trực tuyến, tài liệu cho báo cáo viên pháp luật, các Chương trình trao đổi. đối thoại của Thành phố để tuyên truyền, giải đáp pháp luật về công chứng.
– Thường xuyên cập nhật thông tin mới quy định pháp luật về công chứng, về giao dịch dân sự, nhà đất .. lên Trang Thông tin điện từ Sở Tư pháp và đề nghị phối hợp đảng tin trên Trang thông tin điện tử của Hội Công chứng viên Thành phố, các tổ chức hành nghề công chứng và trên mạng xã hội của đơn vị (nếu có).
– Tiếp tục phối hợp với Hội Công chứng viên Thành phố định kỳ tổ chức giao ban công chứng, tập huấn kỹ năng, bồi dưỡng nghiệp vụ, hội thảo chuyên đề, hội thi nghiệp vụ, hội nghị trực tuyến… để kịp thời cập nhật kiến thức pháp luật cho đội ngũ công chứng viên
4. Tăng cường vai trò của Hội Công chứng viên Thành phố Hồ Chí Minh
Chức năng cơ bản của tổ chức xã hội – nghề nghiệp của công chứng viên là bảo vệ quyền lợi của công chứng viên và giám sát công chứng viên trong việc chấp hành pháp luật và đạo đức hành nghề công chứng.
Tuy nhiên, cho đến hiện nay chưa có văn bản hướng dẫn về hình thức, cách thức, phương pháp giám sát của tổ chức xã hội – nghề nghiệp đối với công chứng viên trong việc chấp hành pháp luật và quy tắc đạo đức khi hành nghề; hoặc khi phát hiện công chứng viên vi phạm, qua công tác giám sát thì thẩm quyền xử lý vi phạm của tổ chức xã hội – nghề nghiệp vẫn chưa có chế tài cụ thể…
Do đó, trong thời gian tới. Sở Tư pháp sẽ phối hợp với Hội Công chứng viên Thành phố rà soát, sửa đổi Quy chế liên tịch trong quản lý hoạt động hành nghề công chứng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Mặt khác, Sở Tư pháp sẽ quan tâm, phối hợp với Hội Công chứng viên Thành phố đóng góp ý kiến hoàn thiện các quy định pháp luật về điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ của Hội, nâng cao vai trò tự quản và có cơ chế, chế tài để xem xét trách nhiệm công chứng viên đáp ứng yêu cầu hoạt động của Hội.
5. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra về hành nghề công chứng
Thực hiện chủ trương xã hội hóa hoạt động công chứng thì việc tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lý hành vi vi phạm pháp luật trong tổ chức và hoạt động của tổ chức hành nghề công chứng, công chứng viên là yêu cầu trong công tác quản lý nhà nước về công chứng. Theo đó, Sở Tư pháp tập trung thực hiện các giải pháp sau:
- Xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra, kiểm tra hoạt động các tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn Thành phố; kịp thời phát hiện và ngăn chặn hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật; xử lý hoặc kiến nghị xử lý theo thẩm quyền các sai phạm trong hoạt động hành nghề công chứng.
- Nâng cao vai trò của Hội Công chứng viên Thành phố trong việc chủ động thực hiện giám sát hội viên tuân thủ quy định của pháp luật về công chứng, Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng và Điều lệ Hiệp hội Công chứng viên Việt Nam, kịp thời phát hiện và cung cấp thông tin giám sát đến Sở Tư pháp đối với các hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật để xem xét, xử lý theo quy định.
- Góp ý hoàn thiện pháp luật để có chế tài xử lý thật nghiêm đối với các hành vi vi phạm của công chứng viên, tổ chức hành nghề công chứng; theo đó, cần nghiên cứu, bổ sung quy định về thu hồi Thẻ công chứng viên và cấm hành nghề công chứng vĩnh viễn đối với các hành vi vi phạm nhiều lần hoặc vi phạm nghiêm trọng đạo đức hành nghề công chứng.
Những giải pháp trong công tác quản lý nhà nước nêu trên sẽ góp phần đảm bảo an toàn pháp lý đối với hợp đồng, giao dịch cá nhân, tổ chức (nói chung) và an toàn pháp lý trong giao dịch bất động sản (nói riêng) trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh./.