MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ CÔNG CHỨNG SỐ TRONG GIAO DỊCH BẤT ĐỘNG SẢN

ThS. Lê Thị Ngân Hà
Khoa Luật Thương mại, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh 
Nguyễn Văn Dương
Học viên CHL Kinh tế khóa 36, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh

Tóm tắt: Với yêu cầu chuyển đổi số ngày càng mạnh mẽ thì chuyển đổi số đối với hoạt động công chứng cũng là một điều tất yếu. Theo đó công chứng số đang được quan tâm và phát triển tại Việt Nam, đặc biệt là công chứng số đối với các giao dịch bất động sản. Tuy nhiên, khung pháp lý về công chứng số tại Việt Nam đang trong quá trình hình thành và tương đối mỏng, do đó chưa tạo điều kiện cho việc phát triển công chứng số tại Việt Nam. Trong bài viết này nhóm tác giả phân tích về khái niệm về công chứng số, từ đó làm rõ được bản chất của công chứng số, phân tích những khó khăn trong việc thực hiện công chứng số liên quan đến giao dịch bất động sản và đưa ra một số gợi mở, kiến nghị nhằm hoàn thiện khung pháp lý về công chứng số hiện nay.

Từ khóa: công chứng số, giao dịch bất động sản, Luật Công chứng, Luật Giao dịch điện tử

Abstract: As the demand for digital transformation increases, the digitization of tarization is also inevitable. Accordingly, digital notarization is being focused on and eloped in Vietnam, especially for real estate transactions. However, the legal framework for digital notarization in Vietnam is still in the process of formation and relatively thin, thus his article, the authors analyze the concept of digital notarization, clarify the essence of creating favorable conditions for the development of digital notarization in Vietnam. In digital notarization, analyze the difficulties in performing digital notarization related to real atate transactions, and provide some suggestions and recommendations to improve the current legal framework for digital notarization.

Keywords: digital notarization, real estate transactions, Notary Law, E-commerce Law

1. Khái niệm công chứng số

Trong công cuộc chuyển đổi số quốc gia nói chung và chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, thuật ngữ công chứng số (Digital notary) được sử dụng giống như sự kết hợp giữa số hóa dữ liệu và số hóa quy trình trong hoạt động công chứng, bao gồm việc chuyển đổi các dữ liệu bằng văn bản sang dạng số và sử dụng một số thiết bị, công nghệ kỹ thuật số để thực hiện hoạt động công chứng[1].

Như vậy, về cơ bản khi áp dụng công chứng số, hoạt động công chứng vẫn được thực hiện như quy trình truyền thống, việc ứng dụng công nghệ, kỹ thuật số mang tính chất hỗ trợ cho các công đoạn hoặc công việc cụ thể trong quy trình đó để công việc trở nên đơn giản về dễ dàng thực hiện hơn. Ví dụ, việc gửi nộp và trả hồ sơ công chứng có thể thực hiện qua mail, zalo, facebook messenger do tài liệu đã được “số hoá” dưới dạng file như ảnh chụp, san, PDF, word; việc đối soát, xác thực hồ sơ có thể thực hiện trực tuyến (nếu phức tạp) hoặc từ trích xuất, phân tích, kiểm tra, đối chiếu trên dữ liệu hệ thống (nếu đơn giản); việc chứng nhận văn bản có thể thực hiện bằng cách sử dụng con dấu, chữ ký, chứng chỉ xác thực điện tử.

Cần phân biệt công chứng số với công chứng điện tử (E-Notary). Công chứng điện tử được hiểu là việc công chứng viên chứng nhận tài liệu bằng phương thức điện tử. Thay vì xác thực bằng chữ ký giấy và con dấu truyền thống, công chứng viên chứng nhận và xác thực tính hợp lệ bằng gắn chữ ký điện tử và con dấu công chứng có sử dụng khóa bảo đảm vào tài liệu điện tử (tập tin PDF hoặc Word)[2].

Như vậy có thể thấy nội hàm khái niệm công chứng số rộng hơn khái niệm công chứng điện tử, nếu như công chứng số là chỉ quá trình áp dụng các công nghệ, kỹ thuật số vào việc công chứng từ đó làm thay đổi các cách thức, phương pháp, quy trình thực hiện, thì công chứng điện tử là chỉ sự thay đổi trong hình thức xác thực, chứng nhận văn bản công chứng.

Hiện nay, tuỳ vào điều kiện và cơ sở phát triển kinh tế xã hội mà các quốc gia quy định khác nhau về công chứng số. Ở Mỹ, việc áp dụng các công cụ công nghệ mới đã phát triển phương thức công chứng truyền thống thành các phương thức, công chứng trực tuyến từ xa (RON); công chứng điện tử trực tiếp (IPEN); công chứng chữ ký mực từ xa (RIN). Đối với RON, công chứng viên và người ký gặp nhau từ xa từ các địa điểm khác nhau bằng công nghệ giao tiếp nghe nhìn và việc công chứng thường được thực hiện từ xa bằng chữ ký và hồ sơ điện tử. Đối với IPEN, công chứng viên và người ký vẫn gặp mặt trực tiếp, thay vì chữ ký và xây liệu bằng bút và giấy, công chứng viên và người ký sử dụng chữ ký điện tử để ký và công chứng tài liệu điện tử (thường được gọi là “hồ sơ điện tử” theo luật tiểu bang). Đối với RIN, người ký ký vào một tài liệu giấy trong khi giao tiếp trực tiếp với công chứng viên trực tuyến. Người ký có thể được yêu cầu ký vào một tuyên bố theo hình phạt về tội khai man về tài liệu họ đã ký và gửi kèm cho công chứng viên[3].

Tại Pháp, theo Đạo luật xác thực điện tử (AEE), văn bản công chứng có thể được chứng thân bằng cách lập và ký dưới dạng điện tử (máy tính bảng kỹ thuật số), theo đó công chứng viên phải sử dụng chìa khóa máy tính giống USB đã được mã hóa cổ chứa dữ liệu nhận dạng và chữ ký của công chứng viên. Công cụ này đảm bảo tính xác thực của chứng thư. Bên cạnh đó, văn bản công chứng phải đăng ký và lưu trữ trong MICEN (Minutier central electronique des notaires de France). Được quản lý bởi Conseil Superieur du Notariat (CSN), đây là một máy chủ bảo mật dành riêng cho việc lưu trữ tập trung các hành vi công chứng trên phạm vi toàn quốc. Nhờ két an toàn điện tử này, chứng thư chỉ có thể được truy cập bởi công chứng viên ký tên. Chỉ họ mới có thể tham khảo hoặc chỉnh sửa bản sao bất cứ lúc nào. Cuộc cách mạng kỹ thuật số ở quốc gia này cũng làm thay đổi theo hướng đa dạng hóa các phương thức công chứng như: Xác thực điện tử từ xa (AAED); Xác thực bằng cách xuất hiện tại nhà từ xa (AACD); Công chứng Giấy ủy quyền từ xa. Đối với AAED, bằng cách sử dụng hệ thống hội nghị truyền hình đã được phê duyệt, công chứng viên có thể ký các tài liệu từ văn phòng tương ứng của họ trước sự chứng kiến của khách hàng. Đối với AACD (đã dừng thực hiện vào năm 2020), biện pháp đặc biệt này được đưa ra khi bắt đầu cuộc khủng hoảng sức khỏe để cho phép các công chứng viên tiếp tục thực hiện hoạt động của họ trong thời gian phong tỏa hoàn toàn đối với một số hành vi: quyên góp đơn lẻ, bán tài sản hình thành trong tương lai (VEFA) Đối với Công chứng Giấy ủy quyền từ xa, hoạt động này được quy định tại Nghị định 2020-1422 của Chính phủ ngày 20 tháng 11 năm 2020 để duy trì thông lệ được thực hiện trong thời bằng điện tử khi các bên liên quan không có mặt tại văn phòng công chứng[4].

Tại Hàn Quốc, Luật Công chứng, chương 5 quy định về xác thực tài liệu công chứng điện tử, chữ ký kỹ thuật số của công chứng viên và hình thức xác thực tài liệu điện tử bằng webcam. Theo đó, việc công chứng từ xa được thực hiện nếu khách hàng tuyên thệ trước sự chứng kiến của công chứng viên trong trường hợp sử dụng webcam hoặc thiết bị hội nghị truyền hình, xác định nội dung của văn bản điện tử là trung thực thì sẽ được công chứng viên xác thực chữ ký số đính kèm thông tin chi tiết vào văn bản điện tử bằng phương tiện điện tử. Khi thực hiện công chứng từ xa có sử dụng webcam hoặc thiết bị hội nghị truyền hình, công chứng viên sẽ ghi lại toàn bộ quá trình công chứng. Ngoài ra, công chứng viên sẽ xác minh danh tính của khách hàng hoặc người đại diện thông qua việc yêu cầu họ nộp bản điện tử giấy chứng nhận đăng ký cư trú hoặc các giấy chứng nhận nào khác có ảnh hưởng do cơ quan có thẩm quyền cấp[5].

Tóm lại, qua các phương thức công chứng số ở một số quốc gia kể trên, có thể thấy: i) Việc áp dụng phương tiện điện tử có thể cho toàn bộ quy trình công chứng (từ khâu tiếp nhận hồ sơ, xử lý hồ sơ đến việc Công chứng viên chứng nhận văn bản công chứng thông qua chữ ký số chữ ký điện tử và đóng dấu số), hoặc chỉ sử dụng trong một công đoạn của quy trình công chứng, ii) Xu thế chung là các bước của quy trình công chứng sẽ dẫn được thực hiện trực tuyến thông qua các phương tiện điện tử. Để làm được điều này, các nước cần đảm bảo ba yếu tố; (i) Quản lý cơ sở dữ liệu công chứng số; ii) Hành lang pháp lý cho việc tạo lập văn bản công chứng số; iii) Quy chế pháp lý cho chữ ký số[6].

Tại Việt Nam, Luật Công chứng hiện hành tuy chưa có quy định về công chứng số nhưng đã quy định về cơ sở dữ liệu công chứng. Theo đó, cơ sở dữ liệu công chứng bao gồm các thông tin về nguồn gốc tài sản, tình trạng giao dịch của tài sản và các thông tin về hiện pháp ngăn chặn được áp dụng đối với tài sản có liên quan đến hợp đồng, giao dịch đã được công chứng. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xây dựng cơ sở dữ liệu công chứng của địa phương và ban hành quy chế khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu công chứng. Bộ Tư pháp chủ trì phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng và các bộ, ngành có liên quan chỉ đạo, hướng dẫn việc xây dựng và quản lý, khai thác cơ sở dữ liệu công chứng tại các địa phương[7].

Ngoài ra, các quy định của Luật Giao dịch điện tử và Nghị định 130/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số. Nghị định 45/2020/NĐ-CP Về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử cũng đã tạo hành lang pháp lý để tạo lập văn bản điện tử, chứng thực chữ ký điện tử, chứng thực bản sao điện tử. Theo đó bản sao điện tử được hiểu là bản chụp dưới dạng điện tử từ bản chính dạng văn bản giấy hoặc tập tin có nội dung đầy đủ, chính xác như nội dung ghi trong số gốc bản chính dạng văn bản giấy. Người có thực hiện chứng thực điện tử của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền căn cứ vào bản chính dạng văn bản giấy để chứng thực bản sao bằng hình thức điện tử là đúng với bản chính. Đây là các yếu tố cần thiết để tiến tới công chứng số.

2. Một số khó khăn trong việc thực hiện công chứng số liên quan đến giao dịch bất động sản tại Việt Nam

Công chứng số trong giao dịch bất động sản là cách thức công chứng viên chứng nhận tính xác thực và hợp lệ các giao dịch bất động sản bằng phương thức điện tử thông qua công cụ số với nền tảng dữ liệu số, để tạo ra văn bản công chứng điện tử phục vụ cho các giao dịch điện tử và lưu trữ điện tử của cá nhân, tổ chức theo trình tự, thủ tục luật định. Công chứng có ý nghĩa quan trọng đảm bảo các giao dịch bất động sản được thực hiện minh bạch, đúng pháp luật, bảo vệ quyền lợi các bên liên quan. Ngoài ra, công chứng cũng góp phần cảnh báo, phòng ngừa và ngăn chặn rủi ro liên quan đến giao dịch bất động sản, giúp Nhà nước quản lý đất đai hiệu quả hơn.

Theo phân tích trên, hiện tại Việt Nam chưa triển khai áp dụng công chứng số nói chung và công chứng số trong giao dịch bất động sản nói riêng, tuy nhiên các tiền đề để thực hiện hoạt động này đã và đang được thực hiện nhưng vẫn còn tồn tại một số khó khăn nhất định.

2.1. Sự thiếu sót khung pháp lý điều chỉnh về hoạt động công chứng số

Khung pháp lý để điều chỉnh hoạt động công chứng số được xuất phát và điều chỉnh bởi nhiều đạo luật khác nhau, nhưng về cơ bản thì Luật Giao dịch điện tử và Luật Công chứng là hai luật cơ bản tạo ra nền tảng cho hoạt động công chứng số tại Việt Nam phát triển. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại giữa Luật Giao dịch điện tử và Luật Công chứng chưa đạt được sự tương thích nhất định, điều này vô tình khiến cho một số quy định của Luật Giao dịch điện tử khó triển khai trên thực tế.

Hiện nay, Luật Giao dịch điện tử đã có quy định về hợp đồng điện tử, thừa nhận giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử, cho phép các bên được giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử. Tuy nhiên, pháp luật về công chứng chưa có quy định cụ thể hay hướng dẫn liên quan đến việc công chứng đối với hợp đồng được giao kết bằng phương thức điện tử. Trong khi đó, công chứng là thủ tục quan trọng, gắn liền với giao dịch bất động sản tại Việt Nam. Việc thiếu những quy định liên quan đến công chứng giao dịch bất động sản được giao kết bằng hợp đồng điện tử đã hạn chế các bên trong giao dịch. Vô hình trung đã bỏ là lợi thế nhanh gọn, tiện ích mà hợp đồng điện tử mang lại. Ngoài ra, theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Luật Công chứng quy định: “Văn bản công chứng có hiệu lực kể từ ngày được công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng” theo quy định này giá trị của văn bản công chứng sẽ có hiệu lực khi công chứng viên ký và đóng dấu, như vậy một câu hỏi pháp lý được đặt ra rằng: liệu khi văn bản công chứng được công chứng viên ký và đóng dấu dưới dạng điện tử thì có hiệu lực hay không”. Thực tế, Luật Công chứng và các văn bản hướng dẫn thi hành chưa đề cập đến việc ký tên hoặc đóng đầu bằng chữ ký điện tử và con dấu điện tử, điều này có nghĩa là pháp luật về công chứng chưa thừa nhận giá trị pháp lý của chữ ký điện tử trong văn bản công chứng mà cần phải chữ ký và con dấu trên giấy. Đặc biệt tại khoản 1 Điều 2 Luật Công chứng quy định: “Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hàng nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng. Tuy nhiên, tại Điều 11, Điều 12, Điều 13 Luật Giao dịch điện tử đã có hướng quy định nhằm đảm bảo giá trị pháp lý cho thông điệp dữ liệu, thông điệp dữ liệu có giá trị như văn bản và thông điệp có giá trị như bản gốc. Qua đó, có thể nhìn thấy Luật Công chứng và Luật Giao dịch giao dịch điện tử đã có sự khác biệt rõ rệt về việc thừa nhận giá trị pháp lý của thông điệp điện tử nói chung và văn bản dưới dạng điện tử nói riêng.

Hành lang pháp lý là một điều kiện quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển công chứng số không chỉ riêng Việt Nam, mà các quốc gia trên thế giới đã xây dựng khung pháp lý cho công chứng số trước khi triển khai trong thực tế, hiện nay có hơn 100 quốc gia đã có khung khổ pháp lý liên quan đến giao dịch điện tử. Về cơ bản phạm vi các quy định pháp luật có liên quan đến giao dịch điện tử của các quốc gia trên thế giới là khác nhau[8] có thể kể đến như:

Tại Hàn Quốc, tại Luật Công chứng đã có những quy định tạo ra khung pháp lý về công chứng số tại quốc gia này. Tại Chương 5 Luật Công chứng Hàn Quốc đã quy định về xác thực tài liệu công chứng điện tử như: điều kiện để văn bản công chứng điện tử có hiệu lực, tài liệu điện tử, xác thực tài liệu điện tử, chữ ký kỹ thuật số của công chứng viên, chứng thực các thi liệu số hóa,… Ngoài ra, Hàn Quốc còn ban hành Luật về chữ ký kỹ thuật số nhằm hướng dẫn một cách cụ thể về việc thừa nhận giá trị pháp lý của chữ ký kỹ thuật số, phương thức vận hành và đảm bảo tính pháp lý của chữ ký số[9]. Ở Hàn Quốc, chữ ký kỹ thuật số được sử dụng rộng rãi từ ngân hàng đến việc xác minh bản thân trong các giao dịch trực tuyến. Ban đầu chữ ký điện tử được chỉ định là chữ ký số duy nhất dựa trên cơ sở hạ tầng khóa công khai. Theo đó, Đạo luật Chữ ký điện tử ban đầu được luật hóa trên cơ sở PKI vào năm 1999, và sau đó được sửa đổi để bao gồm các công nghệ sinh trắc học đa dạng và tiên tiến hơn lần lượt vào các đạo luật năm 2002, 2017.[10]

Tại Nhật Bản, Luật Công chứng Nhật Bản cũng đã quy định một số quy định cơ bản tạo tiền để cho hoạt động công chứng số như: Hồ sơ điện tử, hồ sơ dưới dạng từ tính (certifying electronic cor magnetic records); điều kiện để văn bản công chứng điện tử có hiệu lực … Tương tự Hàn Quốc, Nhật Bản cũng ban hành Đạo luật về Chữ ký điện tử và Kinh doanh chứng nhận để ghi nhận và điều chỉnh những vấn đề liên quan đến chữ ký điện tử tương đối chi tiết và áp dụng chữ ký điện tử trong các giao dịch. Điều này đã tạo ra khung pháp lý cơ bản về công chứng số hình thành và phát triển tại Nhật Bản.

Qua đó, có thể nhận thấy để xây dựng và phát triển công chứng số thì các quốc gia trên thế giới cần có những quy định tạo thành khung pháp lý cơ bản để công chứng số được triển khai là nhu cầu tất yếu của các quốc gia. Theo đó, Việt Nam cũng cần thiết phải có những quy định mang tính định hướng cho công chứng số.

2.2. Cơ sở dữ liệu công chứng chưa đồng bộ, thống nhất

Để đảm bảo cho công chứng số có thể được thực hiện trên thực tế thì đòi hỏi công chứng viên phải có một cơ sở dữ liệu lưu trữ các thông tin như nguồn gốc tài sản, tình trạng giao dịch của tài sản… có thể nói rằng đây là hạ tầng cơ sở căn bản và nền tảng tạo tiền đề cho công chứng số tại Việt Nam được triển khai và thực hiện. Theo Điều 62 Luật Công chứng đã quy định về cơ sở dữ liệu công chứng, tại cơ sở dữ liệu này sẽ chứa các thông tin về nguồn gốc tài sản, tình trạng giao dịch của tài sản và các thông tin về biện pháp ngăn chặn được áp dụng đối với tài sản có liên quan đến hợp đồng, giao dịch đã được công chứng. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xây dựng cơ sở dữ liệu công chứng của địa phương và ban hành quy chế khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu công chứng. Bộ Tư pháp chủ trì phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng và các bộ, ngành có liên quan chỉ đạo, hướng dẫn việc xây dựng và quản lý, khai thác cơ sở dữ liệu công chứng tại các địa phương. Tuy nhiên, Luật Công chứng giao việc xây dựng cơ sở dữ liệu thuộc về Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và hệ thống cơ sở dữ liệu sẽ dẫn đến một số tình trạng nhất bất cập nhất định, như sau

Một là, cơ sở dữ liệu giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thiếu tính đồng bộ và truy cập cơ sở dữ liệu thông tin liên tỉnh. Xuất phát từ việc các tỉnh sẽ tự xây dựng cơ sở dữ liệu công chứng và ban hành quy chê khai thác và sử dụng điều này đã tạo ra 63 cơ sở dữ liệu công chứng trong nước ta, điều này có thể có ưu điểm là các địa phương có thể chủ động hơn trong quá trình xây dựng và khai thác đối với cơ sở dữ liệu này và các địa phương có thể xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu với những nền tảng phù hợp với hiện trạng của địa phương. Tuy nhiên, cơ sở dữ liệu này lại bị giới hạn trong phạm vi hành chính của địa phương mà không có cơ sở dữ liệu của các địa phương khác. Ngoài ra, Luật Công chứng cũng không yêu cầu các địa phương phải xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu với một chuẩn màu nhất định và đáp ứng điều kiện có thể liên kết dữ liệu với nhau tạo thành một mạng lưới về dữ liệu công chứng trong phạm vi cả nước. Điều này sẽ gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động công chứng của công chứng viên đối với những vấn đề liên tỉnh.

Hai là, nhiều địa phương chưa thật sự quản lý được cơ sở dữ liệu công chứng[11]. Việc xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu công chứng không phải là một vấn đề đơn giản, điều này phụ thuộc rất lớn vào nguồn lực tại địa phương. Nguồn lực của địa phương không đồng bộ cũng dẫn tới việc khó khăn trong việc xây dựng và triển khai cơ sở dữ liệu công chứng. Trên thực tế, phần lớn các địa phương được xem là đã hoàn tất việc xây dựng cơ sở dữ liệu công chứng[12], tuy nhiên vẫn chưa phải là đơn vị xây dựng và quản lý hệ thống này mà thường phải thuê lại các hệ thống cơ sở dữ liệu từ các công ty tư nhân. Hậu quả của việc này là sự quản lý của các nhà nước gặp nhiều khó khăn trong việc xử lý, lưu trữ thông tin, đặc biệt là khi gặp phải sự cổ kỹ thuật. Việc phụ thuộc quá nhiều vào các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cơ sở dữ liệu này cũng gây ảnh hưởng đến tính ổn định và độ bền của hệ thống trong tương lai. Có thể kể đến, cơ sở dữ liệu công chứng (Jdata) của Thành phố Cần Thơ được xây dựng bởi Công ty đầu tư công nghệ và chuyển đổi số AlphaGroup, tỉnh Hưng Yên thì phần mềm được Công ty cổ phần công nghệ VSD Việt Nam xây dựng, tỉnh Bình Phước thì phần mềm được cung cấp bởi Tập đoàn Bưu chính viễn thông VNPT Bình Phước,…

Ba là, cơ sở dữ liệu công chứng của các tỉnh tự xây dựng hoặc thuê lại từ doanh nghiệp nên khó liên thông, kết nối với nhau và kết nối với các cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác[13]. Việc công chứng viên trước khi công chứng các văn bản công chứng nào cũng cần phải xem xét đến nhiều yếu tố khác nhau như chủ thể, tài sản, chứng từ liên quan… đặc biệt là đối với các giao dịch bất động sản thì càng đòi hỏi công chứng viên cẩn thận và chi tiết trước khi thực hiện công chứng. Điều này đòi hỏi công chứng viên phải yêu cầu người đi công chứng cung cấp các giấy tờ tùy thân, chứng từ chứng minh tài sản, tuy nhiên hiện nay mọi chứng từ đang dần được số hóa và được lưu trữ tại các cơ sở dữ liệu khác nhau như: cơ sở dữ liệu về dân cư quốc gia, cơ sở dữ liệu về đăng ký giao dịch bảo đảm… Có thể nói rằng các cơ sở dữ liệu này tương đối phân tán, tách biệt, do đó công chứng viên cần phải thực hiện tra cứu và đánh giá qua nhiều khâu và công đoạn khác nhau dẫn đến kéo dài thời gian công chứng khiến gia tăng chi phí của người dân. Ngoài ra, cơ sở dữ liệu chưa đồng bộ, chưa được liên thông nên việc quản lý để thực hiện chủ trương chống thất thu trong các giao dịch, nhất là giao dịch liên quan đến bất động sản còng khó khăn. Như vậy, việc đấu nối liệu tại cơ sở dữ liệu khác nhau là điều cần thiết và hợp lý hiện nay.

Khi so sánh với một số quốc gia trên thế giới thì cơ sở dữ liệu về công chứng không được xây dựng một cách phân tán như Việt Nam hiện nay mà được giao một cơ quan, tổ chức chủ quan xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu này. Có thể kể đến, cơ sở lưu trữ tài liệu công chứng điện tử của Hàn Quốc do Hiệp hội công chứng viên thành lập và vận hành dưới sự chấp thuận, cho phép của Bộ Tư pháp, tiêu chuẩn của cơ sở lưu trữ tài liệu điện tử phải bảo đảm về cơ sở vật chất và được sự chấp thuận bằng pháp lệnh của Bộ Tư Pháp[14]. Tại Trung Quốc, cơ sở dữ liệu được xem là cơ sở dữ liệu công chứng quốc gia bao gồm năm cơ sở dữ liệu (cơ sở dữ liệu về thông tin nhân sự các tổ chức, cơ sở dữ liệu về thông tin các ngành nghề, cơ sở dữ liệu quản lý ngành, cơ quản dữ liệu về các rủi ro, cơ sở dữ liệu về uy tín)[15]. Tại Pháp, thì toàn bộ các văn bản công chứng điện tử đều được lưu trữ tại Trung tâm MICEN đặt dưới sự giám sát của Hội đồng công chứng tối cao Pháp. Công chứng điện tử tại Pháp được đánh giá là một sự chuyển biến lớn về phương pháp và môi trường thực hiện công chứng, giúp việc công chứng nhanh, hiệu quả hơn, văn bản công chứng lưu trữ lâu dài hơn[16]. Những cơ sở dữ liệu này đều được cơ quan thuộc chính phủ xây dựng mà không phải xuất phát từ các đơn vị hành chính cấp tỉnh. Điều này nhằm đảm bảo tính đồng bộ và thống nhất trong quá trình truy xuất dữ liệu của công chứng viên.

Theo nhóm tác giả, việc tạo ra đầu mỗi thực hiện xây dựng và triển khai cơ sở dữ liệu là phù hợp. Bởi vì, điều này tránh sự mất liên kết và không thống nhất giữa các dữ liệu nhằm phục vụ cho hoạt động công chứng, đây là kinh nghiệm mà Việt Nam cần phải tiếp thu và điều chính hợp lý.

2.3. Quy định về chữ ký điện tử chưa cụ thể và rõ ràng

Như nhóm tác giả đã phân tích, chữ ký điện tử là một thành tố quan trọng trong hoạt động công chứng số, việc các quy định pháp luật về chữ ký điện tử chưa được cụ thể và rõ ràng là trở thành rào cản kiềm chế sự phát triển của công chứng số. Chữ ký điện tử được tạo lập dưới dạng từ, chữ số, ký hiệu, âm thanh hoặc các hình thức khác bằng phương tiện điện tử, gắn liền hoặc kết hợp một cách logic với thông điệp dữ liệu, có khả năng xác nhận người ký thông điệp dữ liệu và xác nhận sự chấp thuận của người đó đối với nội dung thông điệp dữ liệu được ký[17]. Theo quy định tại Điều 22 Luật Giao dịch điện tử thì trong trường hợp pháp luật quy định văn bản cần có chữ ký thì yêu cầu đó đối với một thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng nếu chữ ký điện tử được sử dụng để ký thông điệp dữ liệu đó đáp ứng các điều kiện như phương pháp tạo chữ ký điện tử cho phép xác minh được người ký và chứng tỏ được sự chấp thuận của người kỳ đối với nội dung thông điệp dữ liệu; phương pháp đó là đủ tin cậy và phù hợp với mục đích mà theo đó thông điệp dữ liệu được tạo ra và gửi đi. Như vậy, hiện nay Luật Giao dịch điện tử đã thừa nhận giá trị pháp lý của chữ ký điện tử. Đây là cơ sở quan trọng cho việc thực hiện công chứng số tại Việt Nam. Tuy nhiên, khái niệm về chữ ký điện tử tương đối rộng và các quy định về điều kiện để đảm bảo an toàn cho chữ ký điện tử hiện nay đang tương đối mơ hồ. Mặc dù, đã có sự hướng dẫn tại Nghị định số 130/2018/NĐ-CP, tuy nhiên tại Nghị định này chỉ tập trung hướng dẫn đối với chữ ký số chứ không phải là chữ ký điện tử. Do đó, một vấn đề được đặt ra những dạng chữ ký điện tử ngoài chữ ký số có được xem là hợp pháp để thực hiện trong hoạt động công chứng số hay không. Điển hình như hiện nay các giao dịch thực tế chữ ký điện từ dưới dạng áp dụng một hoặc kết hợp các công nghệ xác thực điện tử như mã OTP qua SMS/ứng dụng/token, User và mật khẩu/PIN hoặc dấu hiệu sinh trắc học (như vẫn tay, giọng nói, khuôn mặt,…), sau khi xác thực dữ liệu này sẽ gắn liền hoặc kết hợp một logic với thông điệp dữ liệu trong giao dịch điện tử đã được thực hiện và các thao tác xác nhận được lưu trữ để xác nhận sự chấp thuận đồng ý. Vì vậy, việc có thể khẳng định OTP/Msign là một dạng chữ ký điện tử theo quy định tại Điều 21 Luật Giao dịch điện tử hay không là một vấn đề mà pháp luật đang bỏ ngõ. Dường như, cho đến thời điểm hiện tại thì Luật Giao dịch điện tử và Nghị định số 130/2018/NĐ-CP đang có các quy định hướng các chủ thể đến việc sử dụng chữ ký số mà không phải là chữ ký điện tử. Điều này chưa phù hợp với Luật Giao dịch điện tử, bởi lẽ chỉ cần chữ ký điện tử đáp ứng được điều kiện luật định sẽ được thừa nhận giá trị pháp lý, việc chỉ giới hạn trong chữ ký số khiến cho hoạt động triển khai phổ biến công chứng số trở nên khó khăn, vì thực tế hầu như chữ ký số được sử dụng phổ biến bởi các tổ chức, còn đối với cá nhân thì tương đối hạn chế. Tuy nhiên, những giao dịch liên quan đến bất động sản thường là những tài sản có giá trị cao, do đó để đảm bảo cho giao dịch bất động sản được diễn ra an toàn, nhóm tác giả nhận thấy nên áp dụng chữ ký số đối với hoạt động này, bởi lẽ quy định liên quan đến chữ ký số hiện tại của Việt Nam tương đối đầy đủ chặt chẽ và đảm bảo tính an toàn hơn so với chữ ký điện tử thông thường. Như vậy, về mặt kỹ thuật thì chữ ký số có thể trở thành nguyên tắc áp dụng chung áp dụng cho chữ ký số của công chứng viên[18].

Bên cạnh việc ban hành Luật Giao dịch điện tử, các quốc gia đã ban hành thêm những đạo luật quy định riêng về chữ ký điện tử có thể kể đến như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Hoa Kỳ[19]… Tại Hoa Kỳ, Đạo luật Chữ ký điện tử (E-Sign Act) và Đạo luật Thống nhất về giao dịch điện tử (UETA) đã được ban hành. Hai đạo luật này đã điều chỉnh nhằm bảo đảm tính hợp pháp của các hợp đồng được ký bởi chữ ký điện tử và việc chữ ký trên tài liệu là chữ ký điện tử sẽ không bị từ chối hiệu lực pháp lý hoặc bị phán quyết không thể thi hành. Ngoài ra hai đạo luật này cũng có những quy định thống nhất nhằm điều chỉnh về chữ ký điện tử và lưu trữ tài liệu trực tuyến. Luật Chữ ký điện tử của Hoa Kỳ cũng quy định rằng chữ ký điện tử có thể là âm thanh, biểu tượng hoặc quá trình được tạo bởi phương tiện điện tử, đính kém hoặc kết hợp logic với một thông điệp dữ liệu và thực hiện thông qua người ký[20]. Tại Trung Quốc, Luật Chữ ký điện tử đã được ban hành vào năm 2004 nhằm chuẩn hóa phương pháp tạo ra chữ ký điện tử và bảo vệ quyền lợi của các bên tham gia giao dịch trực tuyến bằng cách quy định việc xử lý dữ liệu điện tử. Việc chuẩn hóa này cung cấp đầy đủ các khuôn khổ pháp lý để đảm bảo tính bắt buộc của chữ ký điện tử tại Trung Quốc. Theo luật chữ ký điện tử của Trung Quốc, chữ ký điện tử là dữ liệu điện tử chứa đựng trong thông điệp dữ liệu hoặc đính kèm với thông điệp dữ liệu, được sử dụng để nhận biết người ký và biểu thị sự tán thành của người ký với nội dung của thông điệp dữ liệu. Như vậy, theo quy định của Trung Quốc thì chữ ký điện tử chính là các dữ liệu điện tử chứa đựng trong thông điệp dữ liệu hoặc đính kèm với thông điệp dữ liệu[21]

2.4. Khó khăn trong việc xác định tính “thật – giả” của chứng từ trong giao dịch bất động sản khi thực hiện công chứng số.

 Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Công chứng thì công chứng viên phải chịu trách nhiệm về tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản, tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng. Như vậy, trước khi thực hiện công chứng đối với các giao dịch bất động sản đòi hỏi công chứng viên phải kiểm tra, xác minh tính hợp pháp của các giấy tờ, văn bản pháp lý liên quan để thực hiện giao dịch bất động sản đó (như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giầy chứng nhận nhà ở, giấy tờ tùy thân…). Tuy nhiên, hiện nay tình trạng giả mạo chủ thể và giả mạo về giấy tờ trong hoạt động công chứng. Như trường hợp căn nhà số 63/19 Phó Đức Chính , Quận 1, L đã dùng giấy tờ giả để tiến hành ủy quyền, thế chấp, bán và đã qua mặt 05 tổ chức hành nghề công chứng khác nhau tại Thành phố Hồ Chí Minh; hoặc căn nhà số 15 Phan Đình Phùng, Phường 17, quận Phú Nhuận, người thừa kế là ông D, đã dùng giấy tờ giả để thực hiện giao dịch cho thuê, thế chấp tại 01 văn phòng công chứng và 01 Phòng công chứng và đã thực hiện trót lọt; Ông B, ngụ ở Tân Uyên, Bình Dương đã dùng giấy tờ giả, tự mình hoặc thuê người đóng thế vai để thực hiện mua bán, thế chấp lừa đảo trót lọt hàng chục lần, chiếm đoạt hàng chục tỷ đồng, sau khi “qua mặt” nhiều lần các công chứng viên của các tổ chức hành nghề công chứng ở huyện Tân Uyên và tỉnh Bình Dương[22]. Từ đó, đòi hỏi công chứng viên phải có kỹ năng kiểm tra các giấy tờ một cách kỹ lưỡng trước khi thực hiện công chứng đối với giao dịch bất động sản như: đối với giấy chứng nhận quyền sử dụng thì công chứng viên cần xem xét kỹ phải giấy, chất liệu dấu, dấu mộc chim, chi tiết giấy, đường nét của chữ ký…. Điều này đòi hỏi công chứng viên phải được tiếp xúc trực tiếp với giấy tờ để kiểm tra trước khi công chứng. Tuy nhiên, đối với công chứng số thì các hồ sơ chứng từ đều là dạng điện tử được lưu dưới dạng phí, hoặc dưới dạng điện tử khác. Do đó, công chứng viên sẽ rất khó để kiểm tra tính “thật – giả” của những giấy tờ có liên quan đến giao dịch bất động sản. Ngoài ra, với công nghệ hiện đại, hồ sơ chứng từ dễ dàng bị can thiệp và chính sửa không đảm bảo được tính toàn vẹn và tính hợp pháp của chứng từ, vậy nên công chứng viên sẽ e ngại khi thực hiện công chứng mà chứng từ không được đảm bảo như vậy. Điều này có thể khắc phục bằng cách xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu cũng và được liên kết với các hệ thống cơ sở dữ liệu khác như: cơ sở dữ liệu về dân cư, cơ sở dữ liệu đất đai, cơ sở dữ liệu về đăng ký giao dịch bảo đảm,… để công chứng viên có thể kiểm tra trực tiếp trên hệ thống những dữ liệu liên quan đến giao dịch bất động sản cần thiết trước khi thực hiện công chứng số.

3. Một số kiến nghị, gợi mở nhằm hoàn thiện pháp luật về công chứng số trong giao dịch bất động sản tại Việt Nam

Thông qua phân tích và đánh giá những khó khăn, bất cập và tham khảo kinh nghiệm một số quốc gia trên thế giới của hoạt động công chứng số trong giao dịch bất động sản tại Việt Nam. Nhóm tác giả đưa ra một số gợi mở, kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật, như sau:

Thứ nhất, để đảm bảo được việc công chứng số đối với giao dịch bất động sản tránh được các rủi ro như: giả mạo giấy tờ, chữ ký, chủ thể có quyền sở hữu,… dữ liệu hóa toàn bộ trên hệ thống cơ sở dữ liệu về đất đai, hộ tịch, dân cư,… là vấn đề cần thiết và để đảm bảo được vấn đề này cần có văn bản hướng dẫn của Chính phủ về việc kết nối hệ thống cơ sở dữ liệu nêu trên với cơ sở dữ liệu về công chứng. Điều này hỗ trợ công chứng viên đối chiều so sánh đối với các chứng từ liên quan đến bất động sản từ đó giúp đảm bảo tính an toàn pháp lý đối với hoạt động công chứng nói chung và công chứng số nói riêng.

Thứ hai, Luật Công chứng cần được sửa đổi, bổ sung nhằm tạo ra khung pháp lý cơ bản về hoạt động công chứng số tại Việt Nam. Theo đó, nhóm tác giả đề xuất sửa đổi một số điều khoản sau của Luật Công chứng:

Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 2 Luật Công chứng thành: “1. Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản, thông điệp dữ liệu (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản, thông điệp dữ liệu từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng”.

Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 2 Luật Công chứng thành “4. Văn bản công chứng là hợp đồng, giao dịch, bản dịch, thông điệp dữ liệu đã được công chứng viên chứng nhận theo quy định của Luật này”.

Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 5 Luật Công chứng thành “1. Văn bản công chứng có hiệu lực kể từ ngày được công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng. Đối với thông điệp dữ liệu được công chứng có hiệu lực kể từ ngày công chứng viên ký điện tử”.

Ngoài ra, Luật Công chứng cũng cần bổ sung quy định liên quan đến văn bản công chứng điện tử có hiệu lực, tài liệu điện tử, xác thực tài liệu điện tử, chữ kỹ kỹ thuật số của công chứng viên, chứng thực các tài liệu số hóa,… Từ đó, bổ sung hành lang pháp lý cho công chứng số nói chung và công chứng số đối với giao dịch bất động sản nói riêng.

Thứ hai, xây dựng cơ sở dữ liệu công chứng quốc gia thay cho cơ sở dữ liệu công chứng lại từng đơn vị hành chính cấp tỉnh. Như nhóm tác giả đã phân tích và học hỏi kinh nghiệm một số quốc gia trên thế giới, việc xây dựng cơ sở dữ liệu công chứng tại từng địa phương gặp phải nhiều vướng mắc và bất cập. Theo đó, việc xây dựng cơ sở dữ liệu công chứng quốc gia là vấn đề phù hợp với thực tiễn. Vì vậy, nhóm đề xuất sửa đổi, bổ sung Điều 62 Luật Công chứng như sau:

“Điều 62. Cơ sở dữ liệu công chúng quốc gia.

1. Cơ sở dữ liệu công chứng quốc gia bao gồm các thông tin về nguồn gốc tài sản, tình trong giao dịch của tài sản, dữ liệu công chứng điện tử, hồ sơ công chứng diện tử và các thông tin về biện pháp ngăn chặn được áp dụng đối với tài sản có liên quan đến hợp đồng, giao dịch đã được công chứng.

2. Bộ Tư pháp có trách nhiệm xây dựng cơ sở dữ liệu công chứng quốc gia và ban hành quy chế khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu công chứng.

3. Bộ Tư pháp chủ trì phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng và các bộ, ngành có liên quan chỉ đạo, hướng dẫn việc xây dựng và quản lý, khai thác cơ sở dữ liệu công chúng quốc gia.

4. Cơ sở dữ liệu công chứng quốc gia được kết nối dữ liệu với các cơ sở dữ liệu quốc gia khác.

5. Chính phủ quy định chi tiết điều này.”

Thứ ba, cần có quy định và hướng dẫn cụ thể về chữ ký điện tử. Hiện nay, Nghị định 130/2018/NĐ-CP chỉ hướng dẫn liên quan đến chữ ký số mà không phải là hướng dẫn chung cho chữ ký điện tử. Đây là vấn đề đang bị bỏ ngỏ và cần có khung pháp lý rõ ràng nhằm cơ sở để áp dụng chữ ký điện tử trong thực tiễn, đặc biệt là hoạt động công chứng số. Ngoài ra, Luật Giao dịch điện tử và các văn bản hướng dẫn thi hành cũng cần khẳng định vai trò và tạo lập hành lang pháp lý cho OTP/Msign đang được sử dụng thường xuyên trong thực tiễn. Qua khảo sát các khung pháp luật của các quốc gia trên thế giới để tạo ra khuôn khổ pháp lý liên quan đến giao dịch điện tử nói chung và công chứng số nói riêng, các quốc gia đã ban hành song song các luật về giao dịch điện tử, Luật chữ ký điện tử hay Luật văn bản điện tử và chữ ký số,… Như vậy, Việt Nam ngoài Luật Giao dịch điện tử thì Luật về chữ ký số cũng cần được cân nhắc và xem xét ban hành nhằm tạo ra hệ thống pháp lý toàn diện hơn đối với giao dịch điện tử trong thời kỳ công nghệ.

KẾT LUẬN

Công chứng số trong hoạt động giao dịch bất động sản là một vấn đề mới và cần được quan tâm tại Việt Nam nhằm đảm bảo tăng cường tính an toàn pháp lý cho hoạt động giao dịch bất động sản. Tuy nhiên, đây là một vấn đề chưa có đầy đủ khung pháp lý nhằm tạo điều kiện phát triển đối với công chứng số. Ngoài ra, hạ tầng cơ sở để phát triển cho công chứng số tại Việt Nam còn chưa được tối ưu, từ đó tạo ra những rào cản nhất định cho việc phát triển công chứng số nói chung và công chứng số đối với giao dịch bất động sản nói riêng. Vì vậy, việc sửa đổi, bổ sung khung pháp luật như: Luật Công Chứng. Luật Giao dịch điện tử,… vấn đề cần được quan tâm hiện nay.

Danh mục tài liệu tham khảo

  1. Luật Công chứng số 53/2014/QH13 ngày 20 tháng 6 năm 2014,

2. Luật Giao dịch điện tử số 51/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005.

3. Nghị định số 130/2018/NĐ-CP ngày 27 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành luật giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số;

4. Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 8 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ về thực hiện thô tục hành chính trên môi trường điện tử.

5. Nghị định số 130/2018/NĐ-CP ngày 27 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành luật giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số. 6. Nguyễn Thanh Đình (2022), “Cơ sở pháp lý cho sự hình thành và phát triển công thông số ở Việt Nam”, Tạp chí Nghề Luật số 06/2022.

7. Bộ Tư pháp, “Những cảnh báo liên quan đến giả mạo trong hoạt động công chúng”. Mp:/moi.gov.vn/qt/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-doi aspx?ItemID=1863, truy cập ngày 1204/2023.

8 “Cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động công chứng”

//stp.thuathienhue.gov.vn/Dich Vu/Thong Tin/CapNhat/prints.aspx?tinid-6828_ftal, truy cập ngày 10/04/2023

9. “E-Commerce statutes”, http://www.koreanlii.or.kr/w/index.php/E-Commerce statutes?ckattempt=1#cite_note-3, truy cập ngày 11/04/2023.

10 “Sửa đổi Luật Giao dịch điện tử: Góc nhìn từ kinh nghiệm quốc tế”, ps://quochoi.vn/UserControls/Publishing/News/BinhLuan/pFormPrint.aspx”UriListProces Elcontent/tintuc/Lists/News&ItemID=69514, truy cập ngày 11/04/2023.

11. The Electronic Signature 2000 of the USA.

12. Phí Mạnh Cường (2019), “Giá trị pháp lý của chữ ký điện tử ở một số quốc gia trên bế giới”, Tạp chí công thương điện tử, https:/tapchicong thuong vi bai viet gia-tri-phap-ly sachu ky-dien-tu-o-mot-so-quoc-gia-tren-the-gioi-59149.htm, truy cập ngày 11/04/2023 nghiên cứu lập pháp điện tử;

13. Phan Thị Bình Thuận (2021), “Công chứng điện tử tại Việt Nam trong bởi cánh Cách nàng công nghiệp 4.0”, Tạp chí Amplxww.lapphap.vn Pages TinTuc 210703 Cong-chung-dien-tu-tại-Việt-Nam-trong-boi- Theo me con senship 10kinh, truy cập ngày 11/6/2013

14 Luật Chữ ký kĩ thuật số Hàn Quốc, https://www.law.go.kr/IsInfoP.do?lsiSeq=195204&urlMode-engLsInfoR&viewCls-engl.s! tỉnh 20000, truy cập ngày, 11/04/2023.

15. Luật Công chứng Hàn Quốc, https://elaw.klri.re.kr/eng_mobile/viewer.do?hseq-46308&type-part&key=7, truy cáp ngay 20/04/2023.

16. Xem Đào Duy An, https://daoduyan com/2022/02/ly-luan-va-thuc-tien-ve-cong- chung-so-tai-viet-nam, truy cập ngày 20/04/2023.

17. Phan Thị Bình Thuận, “Công chứng điện tử tại Việt Nam trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, http://www.lapphap.vn/Pages/TinTuc/210703/Cong-chung-dien-tu-tai-Viet-Nam-trong-boi- canh-Cach-mang-cong-nghiep-4.0.html, truy cập ngày 20/04/2023. 18. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam (2022), “47 địa phương hoàn thành việc xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin về công chứng”, https://dangcongsan.vn/duy-manh-cai-cach-tu. phap-va-hoat-dong-tu-phap/tin-tuc/47-dia-phuong-hoan-thanh-viec-xay-dung-co-so-du-lieu- thong-tin-ve-cong-chung-604511 html, truy cập ngày 10/4/2023


[1] Xem: Đào Duy An, https://daoduyan com/2022/02/ly-luan-va-thuc-tien-ve-cong- chung-so-tai-viet-nam, truy cập ngày 20/04/2023.

[2] Phan Thị Bình Thuận, “Công chứng điện tử tại Việt Nam trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, http://www.lapphap.vn/Pages/TinTuc/210703/Cong-chung-dien-tu-tai-Viet-Nam-trong-boi- canh-Cach-mang-cong-nghiep-4.0.html, truy cập ngày 20/04/2023.

[3] Xem: https://www-nationalnotary-bulletin/blog/2019/12/remote-notarization-vs-traditional-notarization-infographic?_x_tr_sl=en&_x_tr_tl=vi&_x_tr_pto=sc, truy cập ngày 20/04/2023.

[4] Xem: https://www.bonnefous.com/en/blog/the-electronic-authentic-act-eaa-part-and-part-and-parcel-with-the-new-world-of-notaries/, truy cập ngày 20/4/2023.

[5] Xem: https://elaw.klri.re.kr/eng_mobile/viewer.do?hseq=46308&type=part&key=7, truy cập ngày 20/04/2023

[6] Nguyễn Thanh Đình, “Cơ sở pháp lý cho sự hình thành và phát triển công chứng số ở Việt Nam”, Tạp chí nghề Luật số 06/2022, tr.46.

[7] Điều 62 Luật Công chứng năm 2014.

[8] Xem: https://quochoi.vn/tintuc/Pages/tin-hoat-dong-cua-quoc-hoi.aspxID=69514, TRUY CẬP NGÀY 11/04/2023.

[9] https://www.law.go.kr/lslnfoP.do?lsiScq=195204&viewCls=engLsInfoR#0000, truy cập ngày 11/04/2023.

[10] Xem: “E-Commoerce statutes”,

[11] Sở Tư pháp, “Cần đẩy mạnh ứng dụng công nghề thông tin trong hoạt động công chứng”, https://stpthuatthienhue.gov.vn/DichVu/ThongTin/CapNhat/prints.aspx?tinid=6828#_ftnl, truy cập ngày 10/04/2023.

[12] Tính đến ngày 30/6/2021, cả nước có khoảng 47/63 địa phương hoàn thành việc xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin về công chứng, cheiems tỷ lệ khoảng 75% tham khảo tại: Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, “47 địa phương hoàn thành việc xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin về công chứng”, https://dangcongsan.vn/day-manh-cai-cach-tư-phap-và-hoat-dong-tu-phap/tin-tuc/47-dia-phuong-hoan-thanh-vic-xay-dung-co-so-du-lieu-thong-tin-ve-cong-chung-604511.html, truy cập ngày 10/4/2023.

[13] Sở Tư pháp, “Cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động công chứng”, tlđd(10).

[14] Điều 77-9 Luật Công chứng Hàn Quốc.

[15] Nguyễn Thanh Đình, tlđd(6), tr.49

[16] Phan Thị Bình Thuận, tlđd(2)

[17] Khoản 1, Điều 21 Luật Giao dịch điện tử.

[18] Nguyễn Thanh Đình, tlđd (6), tr.51.

[19] Lê Anh, “Sửa đổi Luật Giao dịch điện tử: Góc nhìn từ kinh nghiệm quốc tế”, https://quochoi.vn/UserControls/Publishing/News/BinhLuan/pFormPrint.aspx?UrlListProcess=/content/tintuc/Lists/News&ItemID=69514, truy cập ngày 11/04/2023.

[20] Section 106 of the Electronic Signature 2000 of the USA.

[21] Phí Mạnh Cường, “Giá trị pháp lý của chữ ký điện tử ở một số quốc gia trên thế giới”, Tạp chí công thương điện tử, https://tapchicongthuowng.vn/bai-viet/gia-tri-phap-ly-cua-chu-ky-dien-tu-o-mot-so-quoc-gia-tren-the-gioi-59149.htm, truy cập ngày 11/04/2023.

[22] Bộ Tư pháp, “Những cảnh báo liên quan đến giả mạo trong hoạt động công chứng”, https://moj.gov.vn/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-doi.asps?ItemID=1863, truy cập ngày 12/04/2023.