Người mẹ bị trầm cảm giết con mới đẻ có bị truy cứu trách nhiệm hình sự? 

Mục lục

1. Người mẹ bị trầm cảm giết con mới đẻ có phạm tội không?

2. Người mẹ bị trầm cảm giết con mới đẻ có bị truy cứu trách nhiệm hình sự?

1. Người mẹ bị trầm cảm giết con mới đẻ có phạm tội không?

Hiện nay, đối với việc người mẹ bị trầm cảm vẫn còn cần dựa vào các kết luận chính thức về người mắc bệnh này từ phía cơ quan điều tra và bệnh viện để xem họ có đủ các yếu tố cấu thành tội phạm hay không.

            Nếu có xác nhận chính thức từ phía bệnh viện về tình trạng bệnh của họ, thì có thể hiểu họ đã mất khả năng nhận thức, điều khiển hành vi được quy định theo Điều 21, Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi năm 2017 thì người mẹ này sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự.

            “Điều 21. Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự

            Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.”

            Ngược lại, nếu người mẹ không mắc bệnh trầm cảm, hay mắc bệnh trầm cảm nhưng vẫn còn đủ khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình thì người mẹ vẫn có thể bị truy tố trách nhiệm hình sự theo Điều 124, Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

            Điều 124. Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ

            1. Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà giết con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

            2. Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà vứt bỏ con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.”

2. Người mẹ bị trầm cảm giết con mới đẻ có bị truy cứu trách nhiệm hình sự?

Đối với trường hợp người mẹ hoàn toàn mất đi khả năng nhận thức, làm chủ hành vi sau khi mắc bệnh trầm cảm thì theo khoản 1 Điều 49, Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định “bắt buộc” chữa bệnh đối với người phạm tội bị trầm cảm và không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Điều 49. Bắt buộc chữa bệnh

            1. Đối với người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi mắc bệnh quy định tại Điều 21 của Bộ luật này, Viện kiểm sát hoặc Tòa án căn cứ vào kết luận giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần có thể quyết định đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh.”