NỒNG ĐỘ CỒN BAO NHIÊU THÌ BỊ XỬ PHẠT?

Uống rượu hay bia trong lúc vui chơi có thể là lựa chọn. Tuy nhiên, việc uống cồn và sau đó lái xe là một hành động cực kỳ nguy hiểm. Hành vi này không chỉ bị xã hội chỉ trích mà còn bị xử phạt nghiêm khắc. Vậy pháp luật hiện nay quy định mức xử phạt khi vi phạm như thế nào?

Mục lục

1. Nồng độ cồn là gì?

2. Mức phạt nồng độ cồn theo quy định pháp luật

3. Bị tước giáy phép lái xe có được thi lại không?

1. Nồng độ cồn là gì?

Nồng độ cồn là một chỉ số đo lượng cồn có trong các loại đồ uống như rượu, bia. Trong lĩnh vực giao thông, nồng độ cồn là phần trăm lượng cồn (ethyl hoặc ethanol) có trong máu một người hoặc trong hơi thở một người. Nồng độ độ cồn trong máu được ký hiệu là BAC (BAC 0,01% có nghĩa là 0,001 gram rượu trong 100ml máu).

Khi tham gia giao thông người điều khiển phương tiện không vượt quá mức nồng độ cồn quy định nếu không sẽ bị xử phạt theo quy định pháp luật.

2. Mức phạt nồng độ cồn theo quy định pháp luật

Theo khoản 8 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ năm 2008, được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 35 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia năm 2019 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt cũng đã quy định xử phạt đối với các hành vi liên quan đến điều khiển phương tiện khi trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn:“Điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn”

Mức xử phạt cụ thể đối với vi phạm nồng độ cồn được quy định tại Nghị định số 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP như sau:

Nồng độ cồn Mức xử phạt
Ô tôXe máyMáy kéo, xe máy chuyên dùngXe đạp
Mức 1: Chưa vượt quá 50mg/100ml máu hoặc chưa vượt quá 0,25mg/1l khí thởPhạt 6.000.000 – 8.000.000 đồng. Tước giấy phép lái xe từ 10-12 thángPhạt 2.000.000 -3.000.000 đồng. Tước giấy phép lái xe từ 10-12 thángPhạt 3.000.000 – 5.000.000 đồng. Tước giấy phép lái xe từ 10-12 thángPhạt 80.000- 100.000 đồng
Mức 2: Vượt quá 50 mg đến 80mg/100ml máu hoặc vượt quá 0,25mg đến 0,4mg/1l khí thởPhạt 16.000.000 – 18.000.000 đồng. Tước giấy phép lái xe từ 16-18 thángPhạt 4.000.000- 5.000.000 đồng. Tước giấy phép lái xe từ 16- 18 thángPhạt 6.000.000 – 8.000.000 đồng. Tước Giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức giao thông từ 16 – 18 thángPhạt từ 200.000 – 300.000 đồng
Mức 3: Vượt quá 80 mg/100ml máu hoặc vượt quá 0,4mg/1l khí thởPhạt 30.000.000 – 40.000.000 đồng. Tước Giấy phép lái xe từ 22 – 24 tháng Phạt 6.000.000 – 8.000.000 đồng. Tước Giấy phép lái xe từ 22 – 24 thángPhạt 16.000.000 – 18.000.000 đồng. Tước Giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ từ 22 – 24 thángPhạt 400.000 – 600.000 đồng

Căn cứ quy định trên, mức phạt cao nhất đối với người lái xe ô tô khi tham gia giao thông mà trong máu có nồng độ cồn là 40.000.000 đồng, đồng thời tước quyền sử dụng giấy phép lái xe tối đa là 24 tháng. Mức xử phạt cao nhất đối với người lái xe máy tham gia giao thông trong máu có nồng độ là 8 triệu đồng, đồng thời tước quyền sử dụng giấy phép lái xe tối đa 24 tháng.

3. Bị tước giấy phép lái xe có được thi lại không?

Theo khoản 1 Điều 25 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định: “Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn là hình thức xử phạt được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm nghiêm trọng các hoạt động được ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề. Trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, cá nhân, tổ chức không được tiến hành các hoạt động ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề.”

Đồng thời, tại khoản 5 Điều 81 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP quy định: “Trường hợp người có hành vi vi phạm bị áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề nhưng thời hạn sử dụng còn lại của giấy phép, chứng chỉ hành nghề đó ít hơn thời hạn bị tước thì người có thẩm quyền vẫn ra quyết định xử phạt có áp dụng hình thức tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo quy định đối với hành vi vi phạm. Trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, cá nhân, tổ chức không được làm thủ tục cấp đổi, cấp mới giấy phép, chứng chỉ hành nghề.”

Theo quy định tại Điểm g, khoản 3 Điều 37 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP quy định thi bằng lái mới trong thời gian bị thu bằng là hành vi vi phạm pháp luật:

3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

g) Cá nhân khai báo không đúng sự thật hoặc sử dụng các giấy tờ, tài liệu giả để được học, kiểm tra, sát hạch cấp mới, cấp lại Giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ;”

Ngoài ra, việc thi lại và cấp lại giấy phép lái xe mới chỉ được thực hiện trong các trường hợp quy định tại Điều 36 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, không bao gồm trường hợp người đang bị tạm giữ giấy phép lái xe được thi lại.

Từ căn cứ trên, trong thời gian bị tước giấy phép lái xe để đảm bảo quyết định xử phạt vi phạm thì người vi phạm không được thi lại. Trường hợp người có hành vi vi phạm bị áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép nhưng thời hạn sử dụng còn lại của giấy phép đó ít hơn thời hạn bị tước thì người có thẩm quyền vẫn ra quyết định xử phạt và sau đó phải thi lại giấy phép lái xe theo quy định tại Điều 36 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT:

“1. Người có giấy phép lái xe quá thời hạn sử dụng

a) Từ 03 tháng đến dưới 01 năm, kể từ ngày hết hạn, phải sát hạch lại lý thuyết để cấp lại giấy phép lái xe;

b) Từ 01 năm trở lên, kể từ ngày hết hạn, phải sát hạch lại cả lý thuyết và thực hành để cấp lại giấy phép lái xe.