Quy định pháp luật hiện nay về thừa kế tài sản ? Quyền thừa kế tài sản từ cha/mẹ ? Hướng dẫn phân chia thừa kế tài sản ? … và các vướng mắc khác liên quan sẽ được luật sư tư vấn và giải đáp cụ thể.
1. Cháu có được thừa kế tài sản của ông bà không?
Luật sư tư vấn:
Cháu được hưởng di sản thừa kế của ông bà trong các trường hợp sau:
– Trường hợp 1: Thừa kế theo di chúc
Căn cứ theo quy định tại Điều 624 Bộ luật dân sự năm 2015 thì: Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.
Người để lại di chúc hoàn toàn có quyền tự mình quyết định, định đoạt ai là người được hưởng số tài sản của mình, vì vậy ông bà hoàn toàn có thể lập di chúc để định đoạt di sản của mình, cho cháu được hưởng di sản của mình.
– Trường hợp 2: Thừa kế thế vị
Điều 652 BLDS quy định: Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.
Trong trường hợp này, đáng nhẽ ra, con của ông bà (tức là người cha hoặc mẹ) sẽ được hưởng khối di sản này nhưng người đó lại mất trước hoặc cùng ông bà thì cháu sẽ được thay cha hoặc mẹ mình hưởng phần di sản của ông bà.
– Trường hợp 3: Thừa kế theo pháp luật do không có hàng thừa kế thứ nhất
“a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
2. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.”
Trong trường ông bà không còn người thuộc hàng thừa kế thứ nhất còn sống thì cháu (hàng thừa kế thứ 2) được hưởng di sản của ông bà.
– Trường hợp 4: Cháu hưởng di sản thừa kế của ông bà khi bố, mẹ chưa khai nhận di sản thừa kế đã mất
Trường hợp thừa kế thông thường, sau khi mở thừa kế, cha, mẹ chưa đi làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế thì đã mất, số di sản thừa kế của ông, bà mà cha, mẹ được hưởng sẽ trở thành di sản của cha,mẹ và con sẽ được hưởng thừa kế theo pháp luật đối với phần di sản đó.
Bạn đang theo dõi bài viết được biên tập trên trang web của Luật Minh Khuê. Nếu có thắc mắc hay cần hỗ trợ tư vấn pháp luật từ các Luật sư, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua
2. Tư vấn thừa kế tài sản được quyên góp ?
Điều 676 Bộ luật dân sự 2005 : Người thừa kế theo pháp luật
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
3. Quy định của pháp luật về thừa kế tài sản ?
Bộ luật dân sự năm 2015 và Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định các trường hơp yêu cầu tuyên bố một người đã chết, cụ thể:
Điều 71. Tuyên bố chết
1. Người có quyền, lợi ích liên quan có thể yêu cầu Tòa án ra quyết định tuyên bố một người là đã chết trong trường hợp sau đây:
a) Sau 03 năm, kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của Tòa án có hiệu lực pháp luật mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống;
b) Biệt tích trong chiến tranh sau 05 năm, kể từ ngày chiến tranh kết thúc mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống;
c) Bị tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai mà sau 02 năm, kể từ ngày tai nạn hoặc thảm hoạ, thiên tai đó chấm dứt vẫn không có tin tức xác thực là còn sống, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
d) Biệt tích 05 năm liền trở lên và không có tin tức xác thực là còn sống; thời hạn này được tính theo quy định tại khoản 1 Điều 68 của Bộ luật này.
2. Căn cứ vào các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, Tòa án xác định ngày chết của người bị tuyên bố là đã chết.
3. Quyết định của Tòa án tuyên bố một người là đã chết phải được gửi cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người bị tuyên bố là đã chết để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch.
Thẩm quyền giải quyết: bạn gửi đơn yêu cầu đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi người bị yêu cầu thông báo tìm kiếm vắng mặt tại nơi cư trú, bị yêu cầu tuyên bố mất tích hoặc là đã chết có nơi cư trú cuối cùng có thẩm quyền giải quyết yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú và quản lý tài sản của người đó, yêu cầu tuyên bố một người mất tích hoặc là đã chết.
Kèm theo đơn yêu cầu, bạn phải gửi tài liệu, chứng cứ để chứng minh người bị yêu cầu tuyên bố là đã chết. Hậu quả pháp lý của việc tuyên bố một người là đã chết được giải quyết theo quy định của Bộ luật dân sự.
Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến luatpnkmedia.vnđể được giải đáp.
Trân trọng./.
4. Thừa kế tài sản từ người cha ?
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 651 Bộ Luật Dân sự 2015 về Người thừa kế theo pháp luật thì:
“Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây: Hàng thừa kế thứ nhất gồm: Vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết”.
5. Tư vấn pháp luật về thừa kế tài sản ?
Theo Khoản 1, 2 Điều 37 Luật Hôn nhân và gia đình 2014:
Điều 37. Nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng
Vợ chồng có các nghĩa vụ chung về tài sản sau đây:
1. Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm;
2. Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;
Do đó, hiện nay bố bạn đã mất thì mẹ kế bạn có nghĩa vụ trả nợ, đồng thời các con cũng có nghĩa vụ đóng góp một phần thu nhập của mình để trả khoản nợ trên, theo Khoản 4 Điều 71 LHN&GĐ 2014:
4. Con đã thành niên có quyền tự do lựa chọn nghề nghiệp, nơi cư trú, học tập, nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội theo nguyện vọng và khả năng của mình. Khi sống cùng với cha mẹ, con có nghĩa vụ tham gia công việc gia đình, lao động, sản xuất, tạo thu nhập nhằm bảo đảm đời sống chung của gia đình; đóng góp thu nhập vào việc đáp ứng nhu cầu của gia đình phù hợp với khả năng của mình.
Và Điều 637 Bộ luật dân sự 2015 như sau:
Điều 637. Thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại
1. Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
2. Trong trường hợp di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được người quản lý di sản thực hiện theo thoả thuận của những người thừa kế.
3. Trong trường hợp di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
Trường hợp 2: Nếu một trong hai bên bố mẹ bạn vay tiền không nhằm phục vụ cho cuộc sống chung của gia đình thì đây là nghĩa vụ riêng của từng người. Người nào vay tiền thì người đó phải trả số tiền vay trên, theo Khoản 3 Điều 45 LHN&GĐ 2014: 3. Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do một bên xác lập, thực hiện không vì nhu cầu của gia đình;
Như vậy, nếu bố bạn là người vay tiền thì nghĩa vụ trả nợ hiện nay thuộc về người quản lý di sản thực hiện theo thoả thuận của những người thừa kế (trường hợp chưa chia di sản) hoặc thuộc về mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thoả thuận khác (trường hượp đã chia di sản).
Về chia di sản theo quy định của pháp luật?
Hiện nay, bố bạn mất và mẹ bạn kiện đòi chia di sản. Như vậy:
– Nếu bố bạn để lại di chúc thì việc quản lý và phân chia di sản sẽ thực hiện theo nguyện vọng của bố bạn đã thể hiện trong di chúc.
– Nếu bố bạn không để lại di chúc thì sẽ tiến hành chia di sản theo pháp luật. Căn cứ như sau theo quy định của BLDS 2015 như sau:
Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Do đó, bạn và mẹ kế của bạn đều là hàng thừa kế thứ nhất theo quy định trên. Việc phân chia di sản theo Điều 660 BLDS:
Điều 660. Phân chia di sản theo pháp luật
1. Khi phân chia di sản, nếu có người thừa kế cùng hàng đã thành thai nhưng chưa sinh ra thì phải dành lại một phần di sản bằng phần mà người thừa kế khác được hưởng để nếu người thừa kế đó còn sống khi sinh ra được hưởng; nếu chết trước khi sinh ra thì những người thừa kế khác được hưởng.
2. Những người thừa kế có quyền yêu cầu phân chia di sản bằng hiện vật; nếu không thể chia đều bằng hiện vật thì những người thừa kế có thể thỏa thuận về việc định giá hiện vật và thỏa thuận về người nhận hiện vật; nếu không thỏa thuận được thì hiện vật được bán để chia.
Thứ tự thanh toán các nghĩa vụ tài sản được thực hiện theo Điều 658 BLDS:
Điều 658. Thứ tự ưu tiên thanh toán
Các nghĩa vụ tài sản và các khoản chi phí liên quan đến thừa kế được thanh toán theo thứ tự sau đây:
1. Chi phí hợp lý theo tập quán cho việc mai táng.
2. Tiền cấp dưỡng còn thiếu.
3. Chi phí cho việc bảo quản di sản.
4. Tiền trợ cấp cho người sống nương nhờ.
5. Tiền công lao động.
6. Tiền bồi thường thiệt hại.
7. Thuế và các khoản phải nộp khác vào ngân sách nhà nước.
8. Các khoản nợ khác đối với cá nhân, pháp nhân.
9. Tiền phạt.
10. Các chi phí khác.
Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về vấn đề phân chia tài sản thừa kế. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn pnkmedia.vn. Nếu có thắc mắc gì bạn liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được giải đáp nhanh nhất.
Trân trọng.